$561
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 68lottery. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 68lottery.Ngày 3.1, thông tin từ Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an TP.Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, đơn vị này đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính một người giao xe cho người khác không có giấy phép lái xe, với mức phạt 9 triệu đồng, theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1.1).Đây là trường hợp đầu tiên được lực lượng Cảnh sát giao thông Công an TP.Thanh Hóa phát hiện, lập biên bản xử lý vi phạm đối với hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện mà áp dụng mức phạt mới và cao hơn.Ngoài trường hợp trên, một người khác cũng đã bị lập biên bản, xử phạt số tiền 5 triệu đồng đối với hành vi giao xe máy không đầy đủ giấy tờ (không có đăng ký xe) cho người khác điều khiển.Đây là hai vụ việc bị áp dụng mức phạt mới theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.Cũng theo thông tin từ Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an TP.Thanh Hóa, từ khi Nghị định 168 có hiệu lực, tình trạng vi phạm giao thông giảm khoảng 20% so với những ngày trước. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 68lottery. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 68lottery.Có lẽ cả cuộc đời của bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi, ngụ TP.HCM) sẽ không bao giờ thôi nhớ về đứa con gái bà đứt ruột cho đi gần 3 thập kỷ trước để vợ chồng Pháp nhận nuôi.Một ngày đầu năm 2025, bà Hương và chồng từ khu nhà ở tập thể gần chợ Gò Vấp đi xe máy đến một quán cà phê gần đó để gặp anh Đỗ Hồng Phúc - kiến trúc sư nổi tiếng trong việc hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm lại thân nhân ở Việt Nam hoàn toàn miễn phí.Nhiều năm nay, bà Hương và anh Phúc là những người bạn đặc biệt của nhau, khi người phụ nữ thường hỗ trợ anh chàng kiến trúc sư tốt bụng trong hành trình tìm lại thân nhân cho những trường hợp người gốc Việt được nhận nuôi.Thế nhưng không phải ai cũng biết 28 năm về trước, bà cũng từng là một người mẹ đứt ruột cho con để người Pháp nuôi để rồi không ngày nào thôi dày xé tâm can vì quyết định đó. Hẳn vì nỗi niềm trên mà người phụ nữ quyết định tham gia vào các hoạt động nhân đạo, góp phần làm nên những cuộc đoàn tụ xuyên biên giới diệu kỳ. Người mẹ vẫn nhớ như in ngày 11.8.1997, trong một lần gặp tai nạn, người mẹ sinh non vào tháng thứ 8 của thai kỳ tại một bệnh viện ở TP.HCM. Bé gái sinh ra nặng 1,8 kg, phải ở lồng kính để được chăm sóc đặc biệt.Thế nhưng hành trình mang thai và sinh con với người phụ nữ TP.HCM ngày đó không hề dễ dàng. Ở tuổi 21, bà Hương có quen với một người con trai là bạn của anh họ rồi sau đó mang thai. "Nhưng gia đình người đó không thừa nhận đứa bé, cũng cắt đứt liên lạc với tôi. Lúc đó, tôi sốc và đau khổ lắm, nhiều lúc nghĩ tới ý định hay là 2 mẹ con cùng chết, kết thúc cuộc đời. Tôi cảm thấy ê chề, xấu hổ với gia đình, hàng xóm, người thân không dám ra ngoài gặp ai!", bà Hương chảy nước mắt, nhớ lại câu chuyện năm xưa.Trải qua quá trình đấu tranh nội tâm mạnh mẽ, bà quyết định sinh con. Bé gái được mẹ đặt tên Trần Hoài Ân. Tuy nhiên vì hoàn cảnh khó có thể diễn tả hết qua một vài lời nói, bà quyết định cho con mình để người Pháp nhận nuôi, mong con được sống một cuộc đời tốt hơn. Ngày đó, bà đau khổ tột cùng, ngỡ tưởng không thể nào sống tiếp.Biết bao nỗi niềm khó lòng chia sẻ cùng ai, bà Hương trút hết cảm xúc của mình vào những trang nhật ký năm 1997. Mỗi trang viết của tuổi 21 đều mang đầy những nỗi day dứt, sự dằn vặt về quyết định cho con."Giờ đây ngồi một mình, tôi cảm thấy nhớ về con của tôi thật nhiều. Có người mẹ nào muốn xa con đâu. Chỉ cầu mong cho con được người mẹ nuôi lo cho đầy đủ và dạy dỗ cho con nên người, thế là mình đã mãn nguyện lắm rồi!", người mẹ viết vào quyển nhật ký những dòng từ tận tâm can.Những trang viết cứ vậy dày thêm, dày theo nỗi niềm đau đáu khôn nguôi của người mẹ trẻ ngày đó. Mỗi dòng nhật ký viết ra, bà Hương không nhớ đã khóc bao nhiêu lần, bao nhiêu giọt nước mắt đã thấm làm nhòe vài nét mực.Cứ như vậy, bà giữ gìn quyển nhật ký đó cẩn thận suốt hàng thập kỷ, để mãi nhắc nhớ về cô con gái mà bà luôn muốn gặp, dẫu rằng chỉ là ở trong mơ. Người mẹ mong và tin một ngày nào đó, con có thể đọc được những dòng viết này."Chưa ngày nào tôi không nghĩ về con, cả trong mơ. Tôi luôn tưởng tượng sẽ gặp được và nói chuyện cùng con gái mình, dù chỉ một lần trong đời. Tôi chỉ cần biết con bình an và hạnh phúc là tôi đã mãn nguyện", bà Hương quệt nước mắt lăn dài trên gò má.Năm nay, Hoài Ân cũng đã 28 tuổi. Bà tin rằng con đang sống một cuộc đời hạnh phúc và bình an, là một cô gái xinh đẹp. "Liệu rằng con có từng nghĩ về mẹ không?", bà tự hỏi.Suốt nhiều năm qua, bà Hương thường xuyên hỗ trợ cho các trường hợp người nước ngoài, đặc biệt là người Pháp tìm thân nhân ở Việt Nam. Thông qua các thông tin trong hồ sơ, bà cùng chồng dành thời gian đi khắp nơi ở TP.HCM cũng như nhiều tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Bình Thuận… giúp đỡ.Thông qua các "đầu mối" tìm người thân uy tín trong cộng đồng người nước ngoài tìm lại thân nhân Việt Nam như anh Đỗ Hồng Phúc, ông Huỳnh Tấn Sinh, nhiều năm qua bà đã góp phần làm nên nhiều cuộc đoàn tụ diệu kỳ.Chứng kiến những gia đình đoàn tụ xuyên biên giới, với sự góp sức của mình, người phụ nữ vừa vui, vừa hạnh phúc thay cho họ. Là người chịu nỗi đau chia cắt máu mủ ruột rà, bà hiểu được niềm vui vỡ òa của ngày đoàn tụ."Đâu đó, mình cũng có chút chạnh lòng. Nhưng việc giúp đỡ người khác cũng là cách để tôi có thể tìm lại con mình. Biết đâu trong một hồ sơ nào đó mà tôi hỗ trợ, lại chính là con gái mình thì sao", người mẹ chia sẻ.Hoài Ân ơi! Mẹ chỉ mong gặp con một lần trong đời, chỉ để biết con khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc là mẹ đã an lòng. Mẹ sẽ không làm xáo trộn cuộc sống của con. Mẹ hy vọng một ngày nào đó con sẽ tìm về…Ông Huỳnh Tấn Sinh, một người nổi tiếng trong việc hỗ trợ tìm người thân cho người nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở Pháp cho biết bà Hương là một người rất nhiệt tình. Vì bà ở Việt Nam, nên nhiều lần đã giúp ông Sinh tìm kiếm địa chỉ thông qua các hồ sơ cho nhận con nuôi ở nước ngoài."Hương đã giúp tôi tìm thấy gia đình của mấy bạn ở nước ngoài, đặc biệt là Pháp cũng giống như con cô ấy đã đi cho làm con nuôi. Thật là tội nghiệp! Mong Hương sẽ có thể tìm thấy phép màu của đời mình!", ông Sinh bày tỏ.Ông Trần Phước Tánh (54 tuổi) là chồng của bà Hương cho biết vợ chồng ông quen biết nhau từ những năm 1995. Khi đó, ông vào quán cháo của mẹ bà Hương ở Phú Nhuận ăn rồi cảm mến luôn cô con gái của bà chủ. Thế nhưng thời điểm này, bà Hương chỉ xem ông là bạn."Ngày cô ấy mang thai, tôi đã đề nghị sẽ cưới Hương, nhận làm cha của đứa bé. Nhưng Hương nhất quyết từ chối vì không muốn lừa dối gia đình tôi. Tôi đã đồng hành cùng cô ấy vượt qua những ngày khó khăn nhất", ông Tánh bày tỏ.Sau khi bà Hương cho con, ông Tánh cũng thường xuyên tới lui an ủi, động viên tinh thần. Chính sự "mưa dầm thấm lâu", nhiệt tình của người đàn ông tốt bụng đã khiến cho bà Hương cảm động.Người phụ nữ từng viết trong nhật ký năm xưa, rằng: "Tôi không muốn quen bất cứ một người nào hết tại vì bây giờ tôi chán nản tất cả, không còn mong muốn gì nữa". Nay, chính sự chân thành của ông Tánh đã khiến bà mở lòng. Năm 2002, họ có một đám cưới đầy hạnh phúc, chính thức nên duyên vợ chồng sau 8 năm quen biết.Sau hơn 23 năm nên nghĩa vợ chồng, họ có 2 người con gái, năm nay cũng đã 21 và 16 tuổi. Con gái đầu với ông Tánh đã dần chữa lành tâm hồn và trái tim của người mẹ nhiều năm rỉ máu vì nhớ con gái Hoài Ân.Giờ đây, ông Tánh làm công nhân vệ sinh môi trường, bà Hương cũng làm vệ sinh cho một công ty ở Gò Vấp và có cuộc sống gia đình trọn vẹn. Người chồng vẫn luôn ủng hộ vợ tìm lại con gái mình."Tôi mong một ngày nào đó vợ tôi sẽ tìm được con, để thỏa lòng mong nhớ. 2 đứa con tôi cũng mong mẹ sẽ tìm được chị. Có một điều, gia đình tôi vẫn chưa biết về chuyện này sau bao nhiêu năm", chồng bà Hương chia sẻ.ThS.KTS Đỗ Hồng Phúc (ngụ TP.HCM) cũng cho biết bản thân vô cùng xúc động trước câu chuyện của bà Hương. Với anh, bà Hương là một người nhiệt tình, giúp đỡ anh trong hành trình hỗ trợ tìm thân nhân. Anh chàng mong rằng người phụ nữ sẽ tìm thấy phép màu. Các trường hợp người nước ngoài mong tìm lại thân nhân ở Việt Nam có thể liên hệ anh Phúc qua số điện thoại: 0979.283.523. ️
Tờ The Guardian ngày 30.1 dẫn lời Lãnh đạo Sở Cứu hỏa và Dịch vụ khẩn cấp Washington DC (Mỹ) John Donnelly cho rằng không còn người nào sống sót trong vụ máy bay chở 64 người va chạm với trực thăng quân sự tại khu vực thủ đô Mỹ.Vụ việc xảy ra vào ngày 29.1 (giờ địa phương) khi chiếc máy bay của hãng American Eagle - công ty con của American Airlines - đang tiến đến Sân bay quốc gia Ronald Reagan, chở theo 64 người lao xuống sông Potomac do va chạm trên không trung với một chiếc trực thăng quân sự Black Hawk đang bay huấn luyện.Phát biểu trong cuộc họp báo cùng các quan chức khác, ông cho biết cảnh báo rơi máy bay vang lên vào lúc 20 giờ 48 ngày 29.1. Những người ứng cứu đầu tiên chứng kiến gió mạnh, mặt nước đóng băng và họ đã làm việc suốt đêm trong điều kiện đó."Chúng tôi không cho rằng có bất cứ người nào sống sót", ông nói và cho hay lực lượng chức năng đã tìm thấy 27 thi thể từ máy bay chở khách và 1 thi thể từ trực thăng. Ông cho rằng lực lượng chức năng sẽ tìm thấy thi thể của tất cả nạn nhân, nhưng "sẽ mất một chút thời gian, có thể cần thêm một số thiết bị nữa".Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Giao thông Sean Duffy cho hay cả máy bay phản lực của American Airlines và trực thăng quân sự đều thực hiện "chuyến bay theo mô hình chuẩn""Đêm qua trời quang mây tạnh, trực thăng bay theo đúng mô hình chuẩn. Nếu bạn sống ở khu vực Washington DC, bạn sẽ thấy các trực thăng hay bay ngược xuôi khu vực dòng sông (Potomac)", CNN dẫn lời ông phát biểu."Chuyến bay của American Airlines hạ cánh theo mô hình chuẩn khi đến khu vực Sân bay quốc gia Ronald Reagan (DCA), vì vậy điều này không có gì bất thường khi một máy bay quân sự bay trên sông và máy bay hạ cánh tại DCA", ông Duffy cho biết.Ông cho hay xác 2 máy bay đều đã được định vị, với chiếc máy bay chở khách lật ngửa, gồm 3 phần, ở khu vực nước sâu tới thắt lưng. "An toàn là điều mà chúng ta trông đợi. Mọi người đi máy bay ở Mỹ đều mong rằng chúng ta bay an toàn", ông nói và cho hay Tổng thống Donald Trump và cơ quan hữu trách "sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi chúng tôi có câu trả lời cho các gia đình và cho người đi máy bay".Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu ông có thể đảm bảo an toàn cho mọi hành khách hàng không hay không, Bộ trưởng Duffy khẳng định là có. "Chúng tôi có những chỉ dấu ban đầu về những gì đã xảy ra ở đây, và tôi có thể nói với bạn một cách hoàn toàn tự tin rằng chúng tôi có không phận an toàn nhất thế giới", ông phát biểu.Theo tờ The Guardian, đây là vụ tai nạn máy bay thương mại chết người đầu tiên tại Mỹ kể từ năm 2009.Trong cuộc họp báo, CEO Robert Eisen của American Airlines cho biết vụ tai nạn là "thảm khốc" và "chúng tôi vô cùng đau buồn cho gia đình và những người thân yêu của hành khách cùng thành viên phi hành đoàn"."Vào thời điểm này chúng tôi không biết tại sao máy bay quân sự lại đi vào đường bay của máy bay chở khách", ông phát biểu.Về phần mình, CEO Jack Carter của Cơ quan Quản lý Sân bay đô thị Washington cho hay sân bay Ronald Reagan sẽ mở cửa lại vào 11 giờ ngày 30.1 (giờ địa phương). Ông cảm ơn những người vẫn còn đang tham gia công tác phục hồi sau vụ việc. "Rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhưng không may là chúng tôi không thể cứu được một ai cả", ông nói.Trong cuộc họp báo, Thị trưởng Washington DC Muriel Bowser cho hay mọi người "cảm thấy đau buồn sâu sắc" sau vụ tai nạn. Bà cho hay Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) sẽ là cơ quan dẫn đầu cuộc điều tra. Một phát ngôn viên quân đội Mỹ cho hay quân đội sẽ phối hợp với NTSB và Cục Hàng không liên bang để điều tra vụ việc. ️
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Child Development của Đại học Texas (Mỹ) đã xem xét cách cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh có tác động thế nào đến sự tương tác và phát triển khả năng nói lâu dài của bé, theo trang tin The Bump.Dữ liệu từ thí nghiệm cho thấy khi sử dụng điện thoại, cha mẹ nói chuyện với con trung bình ít hơn 16%. Với khoảng thời gian ngắn hơn từ 1 đến 2 phút sử dụng điện thoại, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến sự gián đoạn lớn trong tương tác của họ với con, làm giảm khả năng nói của con xuống 26%. Dựa trên mức trung bình được quan sát là 4,4 giờ sử dụng điện thoại mỗi ngày, thật dễ dàng để thấy những sự gián đoạn này có thể cộng lại thành một tác động to lớn.Các tác giả nghiên cứu là tiến sĩ Miriam Mikhelson và tiến sĩ Kaya de Barbaro chưa thể xác định các yếu tố cụ thể thúc đẩy mối liên hệ giữa việc cha mẹ sử dụng điện thoại và việc giảm đầu vào lời nói hoặc tác động lâu dài đến việc học ngôn ngữ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ khuyến khích phụ huynh chú ý hơn đến việc sử dụng điện thoại và cách nó có thể ảnh hưởng đến con họ.Các tác giả chia sẻ với Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Trẻ em (Mỹ) rằng trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc nhất quán và đáp ứng nhu cầu kịp thời, điều này có thể khó khăn hơn so với sự thoải mái khi dùng điện thoại thông minh."Tuy nhiên, một số phụ huynh có thể không đủ khả năng tắt hoặc cất điện thoại đi vì nghĩa vụ công việc hoặc các trách nhiệm khác mà họ phải đảm nhiệm", các học giả giải thích.Nghiên cứu còn đưa ra lời khuyên là phụ huynh nên thành thật với chính mình về mức độ mà điện thoại thông minh ảnh hưởng đến bản thân. Ý thức được việc này là bước quan trọng đầu tiên trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc con cái. ️